Tổng hợp các đia điểm ăn uống ở Tp. Hồ Chí Minh
Văn hóa ẩm thực Sài Gòn được ví như một nồi súp thập cẩm, nơi hội tụ và giao thoa nhiều luồng văn hóa Đông-Tây, cổ xưa truyền thống và hiện đại. Sài Gòn là một trong số ít những thành phố Châu Á được mệnh danh là thành phố không "ngủ". Từ sáng tinh mơ đến tối mịt dù trong hang cùng ngõ hẻm cuộc sống vẫn nhộn nhịp, rộn rã những thanh âm của người mua, kẻ bán. sài Gòn hơn 300 năm tuổi, cái tuổi “thành phố tôi rất trẻ” trong diện mạo trẻ trung, năng động và phát triển nhanh chóng.
Ẩm thực Sài Gòn gọi cho đúng thì phải bao gồm cả ẩm thực Nam Bộ, bởi Sài Gòn là cửa ngõ của Bắc-Nam -Đông –Tây, tiếp nhận phong cách ẩm thực của tứ xứ. Tuy nhiên, Sài Gòn vẫn giữ một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự trầm tư, thanh tao, nho nhã và cổ kính của người Bắc hay cái dặt dè, chu đáo, lo xa của người miền Trung. Sài Gòn kiêu hãnh là thế.
Hòn ngọc Viễn Đông là nơi trộn lẫn nhiều nền văn hóa ẩm thực Hoa, Nga, Ấn, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn, Ý, v..v.. Du khách nước ngoài khi dừng chân Sài Gòn đều có thể thõa mãn hương vị ẩm thực của mình bởi ở xứ sở giàu có này, không có gì là không tìm thấy. Có người cho rằng sự mở rộng văn hóa ẩm thực này vô tình biến văn hóa Sài Gòn thành thứ văn hóa tạp nham và lai căng. Thực ra, nếu mở lòng hơn, người ta sẽ thấy sự mở rộng đó không làm mất đi cái truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Nam Bộ-Sài Gòn. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các ông Tây bà Đầm cầm đũa ngồi ăn phở Hà Nội mà tấm tắc khen món quà đất bắc hay vài anh bạn Hoa muốn tìm hiểu nét Cố Đô giữa lòng Sài Gòn mà thưởng thức Bánh khoái, bún bò Huế. Và những món như nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An, canh chua, canh cá tộ, cá lóc, lẩu mắm Châu Đốc của người Nam Bộ, hủ tiếu đất Mỹ Tho, nấm tràm Phú Quốc dần trở thành quà của khách mời nhau thưởng ngoạn.
Việt Nam.